Page Nav

HIDE

🔥BÀI HAY:

latest

Bản mã thép - Dịch vụ gia công bản mã thép

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các khía cạnh của dịch vụ gia công bản mã thép tại Thép Bảo Tín , từ quy trình sản xuất đến ứng...

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các khía cạnh của dịch vụ gia công bản mã thép tại Thép Bảo Tín, từ quy trình sản xuất đến ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khác nhau.

Tìm hiểu về thép bản mã

Bản mã thép hay thép bản mã là những mảnh thép tấm được cắt thành hình cụ thể và trên đó có đột lỗ theo bản vẽ.

Thông thường, để thuận tiện cho việc thi công, bản mã được cắt theo:

  • Hình vuông
  • Hình thang
  • Hình chữ nhật.

Một số ít được cắt hình chữ nhật hoặc hình vuông nhưng uốn cong 90 độ.

ban-ma-thep

Dưới đây là một số công dụng của bản mã thép:

  • Hàn nối hai cọc bê tông với nhau trong quá trình ép cọc. Sở dĩ có ứng dụng này là do các cọc bê tông cốt thép để dễ vận chuyển. Nên trong quá trình sản xuất chỉ cho thành phẩm là các đoạn ngắn.
  • Tạo bản gờ cố định làm trung gian cho bu lông ốc vít, đinh tán, …
  • Tạo liên kết cố định các phần cấu trúc với nhau hoặc hỗ trợ cho việc căn chỉnh trong cấu trúc thiết kế.
  • Hỗ trợ việc phân bổ trọng lực trong kết cấu giữa các chi tiết tham gia vào kết nối.

Bản mã thép được gia công từ loại mác thép nào?

Nếu đã là vật tư, mà còn là vật tư phục vụ thi công kết cấu. Thì không thể nào bỏ qua được yếu tố quan trọng nhất là Mác thép phải không nào!

Mác thép thì tùy vào bản vẽ thiết kế công trình của anh em thôi. Công trình yêu cầu mác thép nào thì sử dụng mác thép đó để cắt bản mã.Mác thép SS330 Mác thép SS330Mác thép SS400 Mác thép SS400Mác thép SS490 Mác thép SS490Mác thép SS540 Mác thép SS540

Tại Thép Bảo Tín, chúng tôi thường được nhận những đơn đặt hàng yêu cầu các mác thép sản xuất theo tiêu chuẩn JIS G3101:

Anh em có thể xem và tải về tiêu chuẩn JIS G3101 tại đây.

 

Các loại thép bản mã hiện nay trên thị trường

  • Bản mã đục lỗ: Vật liệu phổ biến trong nhiều lĩnh vực như xây dựng, cơ khí, nội thất, trang trí.
  • Bản mã thép gập: Sản phẩm đa hình, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và thẩm mỹ, thường có hình chữ U hoặc L.
  • Thép bản mã mạ kẽm: Thép được mạ kẽm, chống ăn mòn, thích hợp cho công trình yêu cầu thẩm mỹ cao hoặc môi trường ẩm ướt, nhiệt độ cao.
  • Thép bản mã SS400: Thép cứng, lực kéo tốt, được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng, nhưng giá thành cao và khó gia công, hàn.
  • Thép bản mã inox (SUS 304 và SUS 201): Thép không gỉ, chống rỉ sét tốt, độ bền cao.
  • Thép bản mã chân cột: Sản phẩm thông dụng, dùng để liên kết hệ thống dầm cột và thi công móng nhà.
  • Thép bản mã đầu cọc: Sản phẩm hình hộp vuông, dùng để nối 2 cọc bê tông khi ép cọc xuống đất.
  • Thép bản mã cắt theo mẫu: Thép Bảo Tín đang cung cấp dịch vụ gia công bản mã thép theo yêu cầu Khách hàng với đa dạng kích thước phổ biến như: 100x100x10, 200x200x10, 250x250x10, vv…

Ứng dụng của bản mã thép trong đời sống

Bất kể sản phẩm nào được tạo ra trong cuộc sống đều có mục đích của nó đúng không anh em. Và bản mã thép cũng vậy nha.

Như ngay từ đầu Thép Bảo Tín đã nói, bản mã là vật tư cho công trình, chủ yếu là công trình kết cấu thép. Nhờ những ưu điểm như chịu lực tốt, hỗ trợ phân bổ lực ở các kết cấu, các mối nối nên chúng thường sử dụng trong các công trình sau:

Ứng dụng của bản mã thép trong xây dựng

Bản mã thép được dùng vào mục đích liên kết phần dầm cột của những công trình sau:

  • Nhà tiền chế
  • Thi công nhà xưởng
  • Các công trình kết cấu thép
Kết nối dầm - cột trong kết cấu Kết nối dầm - cột trong kết cấu

Ứng dụng của bản mã thép trong thi công cọc bê tông

Các cọc của công trình để thuận lợi trong vận chuyển cũng như thi công. Người ta sẽ chia thành các đoạn ngắn, khi cắm cọc sẽ dùng các tấm bản mã để liên kết chúng lại.

Kết nối các đoạn cọc bê tông cốt thép Kết nối các đoạn cọc bê tông cốt thép

Trong các xưởng sản xuất

Bản mã thép dùng để cố định các loại máy công nghiệp với mặt sàn. Đảm bảo sự vận hành ổn định của trang thiết bị khi sản xuất.

Cố định máy móc thiết bị với sản xuất Cố định máy móc thiết bị với sản xuất

Các phương pháp cắt bản mã có thể bạn chưa biết

Thực tế sản xuất cho thấy, bản mã thép được sản xuất chủ yếu từ 4 phương pháp chính sau đây. Chi tiết ưu điểm, nhược điểm từng phương pháp được chú thích trong hình!

Cắt bằng Oxy – Gas (gió đá): đây là công nghệ cắt khá là lâu đời. Với nguyên lý hoạt động là dùng khí nén để đốt cháy vật liệu cần cắt tạo thành các Ocid; sau đó làm nóng chảy và thổi bay chúng khỏi bề mặt cắt.

Ưu, nhược điểm của bản mã cắt bằng Oxy - Gas Ưu, nhược điểm của bản mã cắt bằng Oxy - Gas

Cắt bằng tia Plasma

Ứng dụng hiện tượng hồ quang điện để làm nóng chảy kim loại tại vị trí cắt.

Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng tia Plasma Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng tia Plasma

Cắt bằng tia Lazer

Phương pháp này sử dụng các loại máy cắt ứng dụng công nghệ bán dẫn. Bằng cách đốt các bán dẫn là Diot Galium – Arsen để sinh ra chùm Lazer có khả năng phát xung cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn. Chùm tia này sinh ra lượng nhiệt rất lớn đủ để cắt, đốt và làm bốc hơi vật liệu trong kỹ thuật.

Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng máy CNC tia Lazer Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng máy CNC tia Lazer

Sử dụng tia nước

Nước được thêm các hạt mài sẽ được bơm và nén vào một bình nén có áp suất cao, sau đó nước được phun qua một cái vòi nhỏ (mỏ cắt); việc cắt vào bề mặt kim loại xảy ra do sự bắn phá của dòng tia nước có tốc độ cao này. Áp suất cắt có thể đạt từ 40.000 Psi đến trên 87.000 Psi.

Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng công nghệ tia nước Ưu, nhược điểm bản mã cắt bằng công nghệ tia nước

Trong thi công kết cấu, vị trí nào nên sử dụng bản mã

Trong hầu hết các nhà kết cấu thép, nhà xưởng chúng ta sẽ nhìn thấy những tấm bản mã thép ở 3 vị trí sau:

Kết nối các cọc bê tông cốt thép: vì quá trình vận chuyển khá là khó khăn. Nên các cọc bê tông chỉ được sản xuất thành các đoạn ngắn 5, 12, 15, 18, 21, 25 Mét. Để đảm bảo chất lượng công trình thì cần phải nối chúng lại với nhau bằng bản mã.

Nối cọc bê tông Nối cọc bê tông

Hệ thống khung dầm: bản mã làm cho việc truyền lực, truyền tải trọng một cách xuyên suốt từ mặt sàn, tới dầm phụ, dầm chính. Rồi từ dầm chính truyền vào lưới cột, cột truyền vào hệ thống móng rồi truyền tải xuống đất. Đặc biệt là ở vị trí kết cấu dầm ngang và dầm dọc

Kết nối hệ thống các dầm - cột với nhau Kết nối hệ thống các dầm - cột với nhau

Định vị bulong neo móng: bản mã có vai trò là liên kết trung gian để định vị bu lông neo và dàn đều tải trọng xuống phần móng trụ.

Định vị bulong neo móng Định vị bulong neo móng

Kết nối hệ thống cọc bê tông với các cột chính: giúp công trình thêm kiên cố và truyền lực tốt.

Trung gian trong kết nối cột với phần móng Trung gian trong kết nối cột với phần móng

Để đánh giá được chất lượng của bản mã, cần dựa vào những tiêu chí nào?

Nhìn qua, có vẻ để chế tạo một tấm bản mã thì rất là dễ. Chỉ cần lấy tấm thép và cắt nhỏ nó ra, tiến hành đục lỗ.

Thật ra nó không hề dễ dàng như vẻ ngoài đâu nha anh em. Chỉ những ai làm trong lĩnh vực cơ khí, kết cấu thép mới hiểu được: để tính toán một tấm bản mã không hề dễ dàng.

Anh em phải tính được lực mà tấm bản mã phải chịu để chọn mác thép. Xác định được chính xác các vị trí cần đục lỗ để đảm bảo việc truyền lực của toàn bộ kết cấu.

Vì vậy, để các tấm bản mã thép khi đưa ra thị trường được chất lượng, cần phải lưu ý đến các tiêu chí sau:

  • Kích thước của bản mã phải đúng như yêu cầu của bản vẽ thiết kế.
  • Thành phẩm nhận được phải có tính thẩm mỹ, không bị cong vênh.
  • Các chi tiết được đột lỗ phải chính xác cả về kích thước lỗ và vị trí.
  • Tất cả sản phẩm trong lô hàng phải có chất lượng đều nhau.
  • Bản vẽ yêu cầu loại vật liệu cấu thành nào thì phải sử dụng đúng loại vật liệu đó.
5 tiêu chí đánh giá bản mã thép đạt chất lượng tốt 5 tiêu chí đánh giá bản mã thép đạt chất lượng tốt

Quy trình gia công bản mã tại Công Ty TNHH Thép Bảo Tín

Quy trình gia công bản mã thép Quy trình gia công bản mã thép

Để làm thành phẩm 1 tấm bản mã chất lượng, đây là quy trình mà Thép Bảo Tín đã thực hiện:

  • Bước 1: Lựa chọn mác thép. Tùy thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của công trình, bản vẻ thiết kế mà lựa chọn loại thép phù hợp.
  • Bước 2: Đọc và đối chiếu với bản vẽ thiết kế. Bước này nhằm để các kỹ sư lập trình các thông số được chính xác. Sau đó các tấm thép khổ lớn sẽ được đem qua các máy cắt để cắt thành kích thước như yêu cầu.
  • Bước 3: Đột lỗ các miếng thép vừa cắt. Các kỹ sư sẽ tiến hành lập trình máy theo thông số như bản vẽ để đục lỗ.
  • Bước 4: Xử lý bề mặt. Bản mã vừa cắt xong sẽ được đem đi xử lý bề mặt để tăng độ thẩm mỹ, độ bền của sản phẩm. Có thể để hàng đen hoặc mạ kẽm theo yêu cầu.

Vì thực tế ở mỗi công trình yêu cầu bản mã thép cắt bằng cách khác nhau. Có thể là cắt gió đá, cắt Lazer, …Cho nên, để được tư vấn lựa chọn phương pháp cắt phù hợp với chi phí, tính thẩm mỹ, chất lượng sản phẩm.

Anh em có thể liên hệ cho đội ngũ kinh doanh của Thép Bảo Tín để được giải đáp tường tận nhé!

#thepbaotin #bản_mã_thép #banmathep

Không có nhận xét nào